K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Lịch sử nước ta có biết bao nhiêu cuộc đấu tranh để giữ nước và đòi lại độc lập chủ quyền. Chính vì vậy nước ta có rất nhiều vị anh hùng chống ngoại xâm cứu nước lỗi lạc mà xuất thân của họ từ chính những người dân bình thường. Hai Bà Trưng cũng vậy. Hai Bà Trưng ghi danh vào trang sử hào hùng với cuộc chiến chống ách đô hộ nhà Đông Hán (40-43) tại quê nhà Bắc Ninh của hai bà. Chồng của bà Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại một cách dã man, bà quyết định nổi binh cùng em gái là Trưng Nhị tại thành Luy Lâu, Thuận Thành, Bắc Ninh. Trước khi xuất binh, hai bà đã đọc vang lời thề:

Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này

Trong cuộc khởi nghĩa của hai bà, có rất nhiều nữ tướng tham gia và họ cùng nhau lập những chiến công khiến cho quân giặc khiếp hồn, thái thú Tô Định phải bỏ chạy về nước. Sau khi làm chủ đất Mê Linh, Trưng Trắc lên làm vua lấy hiệu là Trưng Vương, hoàn thành sứ mệnh nối nghiệp họ Hùng. Năm 43, quân giặc tiến quân xâm lược, Hai Bà Trưng kiên cường chống trả, song quân địch quá đông và mạnh, Hai Bà thua trận và đã tự tử tại sông Hát . Tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa của hai nữ tướng đã góp phần không nhỏ vào việc chống giặc ngoại xâm.

Danh tướng Lý Thường Kiệt là một trong những vị anh hùng để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc trong em. Bài thơ Nam Quốc sơn hà mà rất nhiều thế hệ người Việt Nam thuộc nằm lòng chính là bài thơ được ông sáng tác:

Nam quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!

(Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận tại sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!)

Nhưng ngoài tài văn chương thơ phú, tấm lòng, tinh thần và những đóng góp của ông cho đất nước và dân tộc cũng là những vấn đề đáng được nói đến. Năm 1077, nhà Tống kéo quân sang xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đã lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống quân giặc và giành thắng lợi. Chiến lược đánh giặc của ông cũng rất hay. Cũng chính nhờ bài thơ Nam quốc sơn hà trên của ông được lan truyền đi khắp nơi, đến tai quân giặc và khiến chúng hoang mang, hoảng sợ trước khí thế của dân tộc ta, đóng góp phần công sức tinh thần làm cho quân giặc đại bại, phải cầu hòa xin về nước.

Lý Thường Kiệt được ghi nhận là một trong số những anh hùng kiệt xuất của dân tộc Việt Nam. Một danh tướng văn võ song toàn rất đáng được ghi nhận. Em rất khâm phục tinh thần trượng nghĩa anh hùng và tấm lòng yêu nước thương dân của ông.

SORRY HƠI NGẮN MONG BẠN THÔNG CẢM :3

-HỌC TỐT-

30 tháng 3 2017

Lý thường kiệt là một vị tướng tài ba của dân tộc,trong ba quộc chiến chống quân Mông-nguyên ông đã để lại cho đời sau chung ta một bài hoc vô cùng quý giá ngăn chặn được những quộc xâm lược của quân Mông-nguyên đối với Đại Việt và cac nước láng giềng

22 tháng 6 2022

Công lao của những vị anh hùng lịch sử rất to lớn và vĩ đại. Nhờ đó mà đất nước của chúng ta mới có thể có được hạnh phúc, ấm no và phát triển được như ngày hôm nay. Họ đã hi sinh thân mình để bảo vệ tổ quốc, họ đã đổ máu vì nên độc lập của cả dân tộc. Vì vậy chúng ta phải biết ơn họ, biết ơn những công lao lãy lừng đó và xây dựng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày càng phát triển, giàu đẹp hơn.

29 tháng 9 2019

Cơ hội kiếm ti-ck bằng thực lực đây bà con

MẠI DÔ MẠI DÔ !!!!!

@v@

13 tháng 11 2016

Những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt chống quân Tống xâm lược
- Chọn được vị trí nơi phòng thủ thuận lợi cho ta: phòng tuyến sông Như Nguyệt
- Cách tấn công:
+ Đoán định được lực lượng chủ chốt của địch
+ Tiến hành tiêu giệt lực lượng quân thuỷ
+ Chặn đường lương thực
+ Đánh lạc hướng của địch
+ Mở cuộc tấn công khi thời cơ đến
- Cách kết thúc chiến tranh: giặc thua nhưng lại giảng hoà với chúng

13 tháng 11 2016

Khi biết quân Tống có ý định tấn công Đại Việt Lý Thường Kiệt chù trương :Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc
Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch.
Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch.

Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.
Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập, quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh.

8 tháng 11 2016

Sinh thời, Lý Thường Kiệt có ba cống hiến lớn. Một là không ngừng nêu cao tấm gương sáng ngời về tinh thần đoàn kết vì nghĩa cả, không ngừng nêu cao phẩm giá trung quân ái quốc tốt đẹp của bậc đại thần khi vận nước lâm nguy cũng như khi non sông được thái bình. Hai là, góp phần đắc lực cùng vua và triều đình trong sự nghiệp xây dựng đất nước, đặc biệt là góp phần củng cố sức mạnh của guồng máy nhà nước đương thời. Ba là, vạch kế hoạch chiến lược và trực tiếp chỉ huy những trận đánh lừng danh nhất của thế kỷ XI, đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm lăng nguy hiểm và xảo quyệt của quân Tống, bảo vệ vững chắc nền độc lập của nước nhà. Trong khoảng thời gian chừng hơn một chục năm sau khi Lý Thánh Tông qua đời (1069), Lý Thường Kiệt thực sự là linh hồn của đất nước, là người chịu trách nhiệm lớn nhất trong sự nghiệp điều khiển vận mệnh quốc gia. Ở một chừng mực nào đó, cũng có thể nói rằng, Lý Thường Kiệt gần như là vua của nước nhà trong giai đoạn khó khăn nhất của đất nước ở thế kỷ XI.

 

Về mặt văn hóa, Lý Thường Kiệt cũng đã có những đóng góp to lớn. Ông đã để lại cho đời một số áng văn thơ, trong đó, nổi bật nhất là bài tứ tuyệt không đề, được hậu thế chọn bốn chữ đầu trong câu đầu làm đề để dễ truyền tụng, đó là bốn chữ Nam quốc sơn hà. Nam quốc sơn hà là một trong những áng thiên cổ hùng văn, có giá trị như bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước nhà.

14 tháng 11 2016

cảm ơn bạn

 

Nếu ai đã từng đến Hà Nội du lịch, ngoài những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội, chắc nhiều người đã tới Công viên nước Hồ Tây - một địa điểm vui chơi, giải trí đầy hấp dẫn. Nhìn từ xa, công viên nước nổi bật với chiếc đu quay khổng lồ, sừng sững. Từ cách cổng công viên vài chục mét, ta có thể bất ngờ khi thấy cái cổng cao, to nổi bật dòng chữ sặc sỡ “Chào mừng quý khách đến với Công viên nước Hồ Tây”. Vào trong công viên, ta sẽ nhìn thấy rất nhiều chiếc phao xanh, đỏ, tím, vàng chất thành từng đống. Ở công viên có rất nhiều trò chơi dành cho cả người lớn và trẻ em. Nhưng vui vẻ và hào hứng nhất là khu vui chơi dành cho trẻ em. Vào đây, bạn nhỏ nào cũng mê ngay bởi có bao nhiêu là trò chơi. Nào là trò rồng thép Thăng Long, ai chơi cũng phải hãi hùng; trò bạch tuộc khiến người ta chóng mặt, quay cuồng; trò đu quay khổng lồ mà chỉ cần ngồi trên đó là có thể nhìn thấy toàn cảnh công viên và xa hơn nữa... Trong công viên, các hồ nước đều xanh ngắt một màu. Ô kìa! Tại các hồ đầm dành cho trẻ em, các cô bé, cậu bé đang nô đùa ầm ĩ, chạy đuổi nhau dưới nước. Đằng kia hồ tạo sóng như một bãi biển thu nhỏ, thích thú làm sao. Những con sóng nhấp nhô, xô vào bờ khiến ai cũng có cảm giác như mình đang ở biển. Lại còn dòng sông lười nữa chứ! Chỉ cần mượn một cái phao, ôm lấy nó rồi nhảy tõm xuống nước là tự dòng nước uốn lượn như con rắn ấy sẽ đưa mình đi... Trưa, ông mặt tròn, to, lơ lửng trên không, tuôn những tia nắng nóng như đổ lửa làm nền gạch nóng ran. Nhưng cái nắng ấy không làm cho bọn trẻ ngần ngại. Đến khi phải có người lớn ra nhắc nhở, các bạn nhỏ mới chịu nghỉ để ăn uống. Em thấy các trò chơi trong công viên nước dều được bày biện hợp lí, đẹp mắt. Chính các trò chơi ấy đã tạo cho công viên nước khung cảnh rực rỡ sắc màu khiến ai đến đây cũng đều cảm thấy thích thú và vui vẻ. Đất nước ta ngày càng đổi mới, văn minh, hiện đại. Không chỉ ở Hà Nội mà nhiều thành phố, trẻ em bat đầu được hưởng những dịch vụ giải trí hoàn hảo. Em ao ước, mọi nơi trên đất nước ta đều có khu vui chơi giải trí thú vị và tuyệt vời dành cho trẻ em.

Hè năm ngoái, em đã được bố em cho lên Hà Nội chơi và đã đến thăm công viên Thủ Lệ. Buổi đi chơi ấy đã giúp em khám phá được nhiều hơn vẻ đẹp của một trong những danh thắng đẹp nhất của thủ đô ngàn năm văn hiến – một không gian thanh bình, tươi đjep để mọi người nghỉ ngơi và vui chơi.

Công viên Thủ Lệ là một công viên lớn nằm ở trung tâm thủ đô với diện tích khoảng bốn héc ta và giáp với nhiều đường phố lớn của Hà Nội. Hằng ngày, công viên luôn đón chào hàng ngàn người từ khắp mọi miền Tổ quốc và cả khách quốc tế đến tham quan, vui chơi, giải trí, đặc biệt là vào dịp cuối tuần và ngày lễ. Sỡ dĩ mọi người có thể vào được trong là nhờ bác cổng tận tụy lúc nào cũng dang rộng cánh tay lực lưỡng của mình chào đón du khách mà chẳng bao giờ mệt mỏi. Trong công viên, bầu không khí trong lành, mát mẻ sẽ làm bạn cảm thấy sảng khoái, dễ chịu.

Buổi sáng, khi mặt trời lên cao, ban phát những ánh sáng rực rỡ, cũng là lúc công viên bừng tỉnh để đón một ngày mới với du khách ghé thăm. Em là một trong những vị khách đầu tiên, háo hức nắm tay bố mẹ bước vào công viên. Chà, công viên mới rộng lớn và đẹp làm sao! Những bồn hoa ngay cạnh cổng vào còn vương sương đêm, hương bay ngào ngạt quyến rũ lũ bướm dập dờn bay lượn. Những thảm cỏ xanh mướt còn đãm nước, được ánh mặt trời chiếu rọi, sáng loáng, lấp lánh. Những con đường bê tông ngả màu xám do gió mưa, thời gian tỏa đi khắp công viên dẫn lối mọi người thăm thú, khám phá khu vui chơi. Hai bên đường, hàng cây cổ thụ xanh rì, khẽ rì rào cùng chị gió tinh nghịch. Mấy chú chim chuyền cành hót véo von, tạo nên những bản nhạc vui nhộn đón chào buổi sớm.

Khách du lịch đến mỗi lúc một đông, từng tốp từng tốp, trong đó có rất nhiều các em nhỏ. Mọi người nhanh chóng tả ra khắp mọi nơi để vui chơi và tham thú. Bên những khóm hoa, các bạn trẻ đang tíu tíu chụp những tấm ảnh kỉ niệm. Em chạy nhảy trên con đường còn ướt sương đêm. Công viên thật rộng. Bên cạnh những hàng cây cao là một chiếc hồ lòng chảo – nguồn nước nuôi sống cây cối trong công viên. Nước hồ xanh biếc. Những nàng cây điệu đà nghiêng mình xuống mặt nước làm dáng. Bắc ngang hồ là chiếc cầu cong cong màu đỏ tươi nối công viên với đảo Cá sâu.

Em háo hức chạy lại các chuồng thú. Các con thú được nhốt trong các chuồng sắt, san sát nhau, đủ các loại khiến em có cảm giác như mình đang lạch vào một khu rừng hoang dã. Những chú  khỉ tinh nghịch chuyền từ cành này sang cành khác rất tài tình, giờ tay ra bắt lấy đồ ăn do những vị khách né, cho. Em cũng tặng chú một trái chuối chín thơm lừng và đã chụp được một tấm ảnh rất dễ thương cạnh chú. Những bác vui già màu xám, đang chậm rãi dùng chiếc vòi ăn cỏ hay mía. Không biết những chiếc xích kia có làm các bác đau chân không nhỉ? Những anh hươu chị nai hiền lành nhởn nhơ dạo chơi. Các loài chim, cong khoe những bộ cánh sặc sỡ, điệu đà. Em đã rất sợ khi đến gần những chuồng cọp, hổ báo. Với những cặp mắt sắc lạnh, hung dữ, chúng đi vòng quanh chuồng, giương mắt nhìn khách khiến bọn trẻ con sợ hại. Rất nhiều, rất nhiều những loài vật khác nhau với những thú vị, đặc sắc riêng, khiến em đi hết từ thích thú này đến thích thú khác.

Khu thu hút đông du khách nhí nhất là khu trò chơi. Ở đây tập trung rất nhiều trò chơi thú vị dành cho các bạn nhỏ, từ những trò nhẹ nhành như đu quạy, đạp vịt, nhà bóng đến những trò mang lại cảm giác mạnh như tàu hỏa, nhà ma … Em cũng được mẹ cho chơi nhà bóng và lái ô tô.

Buổi trưa, ông mặt tời lên đến đỉnh trời, rọi chiếu những ánh sáng gay gắp khắp công viên. Cả công viên Thủ Lệ như được dát vàng. Những hàng cây cối xòe rộng nhất tán lá của mình để giúp du khách chống lại cái nắng. Chị gió tinh nghịch thình thoảng khẽ nô đùa cùng cây cối.

Những hàng ghế đá chất kín người ngồi nghỉ ngơi. Trên thảm cỏ xanh, những anh chị thanh niên ngồi trò chuyện. Mặt hồ không còn xanh trong như buổi sáng mà khoác tấm áo bạc lấp lạnh, phản chiếu ánh mặt trời rực rỡ. Những con thú đến giờ ăn trưa, có vể mừng rỡ. Không gian trở nên yên tĩnh hơn, như đang nghỉ trưa để chuẩn bị cho một buổi chiều náo nhiệt.

Buổi chiều, khi ông mặt trời thu dần những tia nắng vàng gay gắt cũng là lúc công viên đón thêm những đoàn khách mới. Không còn cái nắng nóng của buổi trưa mà không gian mát mẻ, trong lành đã trở lại. Mọi người lại tấp nập quanh những chuồng thú và khu vui chơi. Sự sôi động đã trở lại với công viên Thủ Lệ. Em cùng bố mẹ đi quanh công viên một lần nữa trước khi ra về trong luyến tiếc. Chắc hẳn một lúc nữa thôi, khi mặt trời đi ngủ, cũng là lúc công viên đóng cửa nghỉ ngơi sau một ngày làm việc bận rộn.

Bước ra cổng công viên, em vẫn còn lưu luyến không muốn rời chân. Công viên Thủ Lệ quả là một danh lam thắng cảnh, một khu vui chơi giải trí lớn của thủ đô thân yêu. Hi vọng vẻ đẹp tươi xanh của công viên sẽ còn mãi tô điểm thêm không gian xanh cho thành phố nghìn năm tuổi. 

10 tháng 6 2020

đó là 2 bà trưng , hai bà ở huyện mê linh . người chị là trưng trắc , em tên là trưng nhị . chồng bà trưng trắc là thi sách cũng cùng chí hướng với vợ và chị . tô định biết vậy bèn lập mưu giét chết thi sách à cho giặc vây nước ta . hai bà trưng biết tin thi sách bị hại nên  đã quyết định khởi nghĩa . và giành thắng lợi hai bà đã lên ngôi xưng là trưng nữ vương . khi đó giặc tô định ko vây nước ta nữa

31 tháng 10 2021

Tham khảo:

Lý Thường Kiệt có những cách đánh giặc rất độc đáo như:

- Thực hiện chiến thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.

- Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

- Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.

- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

23 tháng 11 2021

xin lỗi nha huhuhu !

mình ko bít bài này !

xin lũi bn nhìu